Bài viết sẽ giúp bạn so sánh chế độ ăn chay và thuần chay với Whole Food Plant Based (ăn thực vật toàn phần, gọi tắt là ăn Plant-based hay ăn nguyên xanh) 🥦🌽, khởi xướng bởi tiến sĩ T. Colin Campbell, tác giả cuốn sách bán chạy Bí Mật Dinh Dưỡng Cho Sức Khỏe Toàn Diện, từ đó thấy được sự tác động của chúng đến sức khỏe của chúng ta như thế nào. 💪💚
Khái niệm “ăn chay” ở Việt Nam xuất phát từ Đạo Phật, tuy cũng sử dụng chủ yếu thực phẩm gốc thực vật, nhưng lại rất khác so với ăn nguyên xanh ở thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. 🌿🥕
Ví dụ, khoảng 90% người ăn chay vẫn tiêu thụ sữa động vật và trứng. Chế độ “ăn thuần chay” thì không sử dụng thực phẩm từ động vật nhưng vẫn chấp nhận các thực phẩm chế biến sẵn (như đồ chay giả mặn) thường chứa nhiều chất béo, phụ gia, đường và muối – có thể gây hại cho sức khỏe. 🥛🥚
Theo nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Colin Campbell, một chế độ ăn tối ưu chứa khoảng 10% lượng calo từ chất béo, 10% từ protein và 80% từ carbohydrate. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn của bạn với chủ yếu là trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và rau thì có thể linh hoạt điều chỉnh tỷ lệ này (cá nhân mình ăn nhiều các loại hạt thì lượng calo từ protein có thể khoảng 15-18%). Còn với chế độ ăn chứa protein từ động vật, 10% calo đến từ protein động vật chính là ngưỡng cho sự xuất hiện của ung thư. 🌱🍚
Quay lại với các chế độ ăn, trong cuốn Bí mật dinh dưỡng, T.S Campbell có một bảng so sánh các Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn khác nhau, mà qua đó bạn có thể thấy, chế độ ăn chay và thuần chay nếu nói về thành phần dinh dưỡng cơ bản, sẽ không khác biệt nhiều với chế độ ăn thịt cá bình thường, và rất khác so với ăn nguyên xanh. 🥦

Thực tế, khi đi ăn ở các quán chay từ quán bình dân đến nhà hàng chay sang xịn, chúng ta rất dễ bị hấp dẫn bởi những món chiên xào thơm ngon và sự sáng tạo trong việc sử dụng gia vị, bơ, dầu để kích thích vị giác.
Tuy ngon, nhưng thực tế là những món này có thể không tốt cho sức khỏe và dễ làm bạn tăng cân, đặc biệt nếu bạn có cơ địa “thở cũng béo” giống mình. Bên cạnh đó, thức ăn đã qua chế biến kỹ sẽ mất đi nhiều dưỡng chất quan trọng cần thiết cho cơ thể chúng ta, chỉ còn lại năng lượng. Nên khi ăn ta dễ thấy no, nhưng ăn lâu dài những đồ ăn chế biến như vậy có thể khiến cơ thể bị thiếu chất.
Khi nói về một chế độ ăn lành mạnh, có khả năng ngăn ngừa hoặc đảo ngược bệnh tật, thì chế độ ăn thực vật toàn phần (Wholefood Plant-based hay ăn nguyên xanh) chính là lựa chọn hàng đầu mà bạn nên xem xét. 🌿💪

Hy vọng thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về ăn chay và ăn nguyên xanh.
Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe và muốn thay đổi chế độ ăn của mình, hãy thử áp dụng ăn nguyên xanh và cảm nhận sự khác biệt trong cuộc sống của bạn! 💚🌱